Bạn đã từng nghe qua thuật ngữ OKR chưa?. Nếu chưa, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu qua Mô hình OKR là gì? Điểm khác nhau giữa OKR và KPI.
Trong bài viết này, sẽ giải đáp tất tần tật những thắc mắc trên. Chính vì vậy, hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây để biết chi tiết và mô hình OKR cùng Long Vân.
OKR là gì?

OKR là cụm từ viết tắt của Objective & Key Result – Kết quả và mục tiêu then chốt. Có thể hiểu, OKR là một trong những phương pháp quản trị dựa trên mục tiêu cụ thể đó được đo lượng bằng kết quả then chốt nhất.
Ý tưởng ban đầu của OKR đến từ Intel và phổ biến sang các công ty khác ở Thung lũng Silicon. Do đó, Google đã được áp dụng OKR vào những năm 1999. Trong năm đầu tiên, OKR được sự hỗ trợ và phát triển của Google từ 40 nhân viên lên hơn 60.000 ngày nay.
Ngoài công cụ tìm kiếm Google, các công ty khác cũng sử dụng OKR bao gồm Twitter, Spotify, LinkedIn và Airbnb. Ngoài ra OKR còn được hiểu là một chuỗi hệ thống buộc bạn phải tách biệt những gì thực sự quan trọng với phần còn lại và đặt ra các ưu tiên rõ ràng. Để làm được điều này, bạn phải học cách sắp xếp thứ tự ưu tiên trong công việc cũng như gạt bỏ những điều gây ảnh hưởng đến đích đến cuối cùng của bạn
KPI là gì?

KPI là viết tắt của cụm từ Key Performance Indicator là chỉ số đánh giá năng suất và hiệu quả công việc. Đây được xem giá trị có thể đo lường được để chứng minh rằng mức độ hiệu quả của một công ty đó đang đạt được các mục tiêu kinh doanh chính.
Các tổ chức sử dụng KPI ở nhiều cấp độ khác nhau để đánh giá mức độ thành công của họ trong việc đạt được mục tiêu. Hơn nữa, KPI cấp cao có thể tập trung vào năng suất và hiệu suất tổng thể của doanh nghiệp, trong khi KPI cấp thấp có thể tập trung vào các quy trình trong các bộ phận như tiếp thị, bán hàng, nhân sự, hỗ trợ và những người khác.
Đối với một số tổ chức, KPI là công cụ để đo năng suất và hiệu suất công việc hiệu quả nhằm đánh giá kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
KPI được thể hiện qua thống kê bảng số liệu hoặc bảng biểu về các chỉ tiêu và được định lượng cụ thể. Phương pháp này được thiết kế chi tiết để có thể thực hiện hằng ngày và phản ánh hiệu quả hoạt động của các tổ chức.
Đặc trưng của KPI:
Hiệu quả của KPI có thể đo lường hoặc định lượng được chính xác bằng số liệu cụ thể.
KPI phải được sắp xếp chỉnh chu lên lịch đo lường hằng ngày, hằng tuần hoặc hàng tháng.
Để KPI để hiệu quả thì không nên đưa ra các chỉ số chung chung mà phải gắn liền với một nhân viên hoặc bộ phận cụ thể
Phương pháp OKR và phương pháp KPI có khác nhau hay không?

Trước khi đi vào so sánh xem phương pháp OKR và phương pháp KPI có khác nhau không và nếu có thì cụ thể nó phân biệt nhau ở những điểm gì, chúng ta hãy xem OKR và KPI có gì giống nhau mà nhiều người vẫn thường nhầm lẫn đến thế.
Giống nhau
Cả OKR và KPI đều là hai công cụ để đo lường hiệu suất công việc, kể cả Key result trong OKR hay Key performance trong KPI đều được thể hiện bằng những chỉ số cụ thể, có thể đo lường được, đánh giá được.
Khác nhau

Điểm khác nhau dễ nhận thấy nhất giữa KPI và OKR là:
KPI là chỉ số được áp dụng đối với những bộ phận có mục tiêu, công việc có chu kỳ cố định, có thể đo lường được kết quả chính xác.
Còn OKR sẽ áp dụng với những trường hợp khó đo lường chính xác hơn và hoạt động không theo chu kỳ.
Bài viết bên trên sẽ giúp bạn trả lời câu hỏi Mô hình OKR là gì? Điểm khác nhau giữa OKR và KPI do chuyên mục kiến thức mang lại. Đến với Longvan.net bạn sẽ được học hỏi thêm Html là gì? Tìm hiểu về ngôn ngữ lập trình HTML chi tiết, gTLDs là gì? Những thông tin cần biết về gTLDs. Nếu bạn có nhu cầu cung cấp dịch vụ hãy liên hệ Long Vân .
THÔNG TIN LIÊN HỆ
VP TPHCM: Tòa nhà Long Vân, 37/2/6 Đường 12, P. Bình An, Q.2, P. Bình An, Quận 2, Thành phố Hồ Chí Minh
VP Hà Nội: 2 Ngách 37/27, Dịch Vọng, Hoàn Kiếm, Hà Nội
Điện thoại: 028 7303 9168
Email: sale@longvan.net
Trang web: https://longvan.net
Bài viết liên quan
- » SDK là gì? Những lợi ích và công dụng của SDK khi sử dụng - (13/12/2022)
- » Indicators MT4 là gì? Những lưu ý khi giao dịch với Indicators MT4 - (05/12/2022)
- » MT4 là gì? Hướng dẫn cách sử dụng Metatrader 4 chi tiết - (21/11/2022)
- » Docker là gì? Những kiến thức cơ bản về Docker - (21/11/2022)
- » Html là gì? Tìm hiểu về ngôn ngữ lập trình HTML chi tiết - (07/11/2022)
- » Ảo hóa là gì? Hướng dẫn bật ảo hóa trên Win 10 - (07/11/2022)
- » Next Cloud là gì? Những tính năng nổi bật của Next Cloud - (02/11/2022)
- » Điện toán đám mây là gì? Đặc điểm, phân loại và lợi ích - (02/11/2022)
- » HAProxy là gì? Các thuật ngữ khái niệm trong HAProxy - (01/11/2022)
- » Jenkins là gì? Hướng dẫn cài đặt Jenkins trên Windows - (01/11/2022)