Mã hóa là gì? Lợi ích của việc mã hóa dữ liệu

shape
shape

Tìm hiểu mã hóa là gì? Tầm quan trọng của việc mã hóa dữ liệu

Hiện nay, để bảo mật dữ liệu và nâng cao tính toàn vẹn thông tin khi truyền đi, việc mã hóa dữ liệu dần trở nên quan trọng. Vậy, mã hóa là gì? Hiện nay có các loại mã hóa nào phổ biến? Mã hóa thường được ứng dụng trong trường hợp nào? Để trả lời cho các câu hỏi trên, theo dõi bài viết sau của Long Vân để có thêm thông tin chi tiết về mã hóa.

Mục lục

Mã hóa là gì?

Mã hóa là gì?

Mã hóa là hoạt động xáo trộn dữ liệu để không có bất kỳ ai có thể đọc được ngoại trừ người được ủy quyền. Quá trình này được thực hiện thông qua các thuật toán khác nhau, nhằm tạo ra mã để mã hóa thông tin và giải mã. 

Xét về mặt kỹ thuật, mã hóa có thể hiểu rằng đây là việc chuyển đổi các đoạn văn bản thành những cấu trúc mà có thể đọc được nhưng không thể hiểu nội dung dữ liệu. Để mã hóa dữ liệu, cần phải sử dụng một công cụ có tên là khóa mật mã. Với việc sở hữu khóa mật mã đúng, bất kỳ ai đều có thể giải mã hoặc phiên dịch dữ liệu đã mã hóa.

Các loại mã hóa hiện nay

Hiện nay, mã hóa được chia thành nhiều loại khác nhau với những ưu nhược điểm riêng biệt về độ bảo mật, đáp ứng nhu cầu bảo mật thông tin dữ liệu tùy theo mọi trường hợp. 

Các loại mã hóa hiện nay

Dưới đây là các loại mã hóa phổ biến hiện nay:

Mã hóa đối xứng (Symmetric Key Encryption)

Mã hóa đối xứng là dạng mã hóa mà trong đó có một khóa (key) được sử dụng cho cả quá trình mã hóa (Encryption) và giải mã (Dencryption). Đây được đánh giá là phương pháp mã hóa phổ biến nhất, có nhiều ưu điểm về tốc độ và hiệu quả. Mã hóa đối xứng có một số thuật toán phổ biến như sau:

  • AES (Advanced Encryption Standard): Đã được chuẩn hóa bởi NIST, hiện đang được sử dụng rộng rãi. Được đánh giá là an toàn và mang lại hiệu quả cho nhiều ứng dụng khác nhau.
  • DES (Data Encryption Standard): Đây là thuật toán được xem không an toàn bởi độ dài khóa khá ngắn và dễ bị tấn công.
  • 3DES (Triple DES): Đa là phiên bản cải tiến của DES, áp dụng DES ba lần với ba khóa khác nhau.

Mã hóa bất đối xứng (Public Key Encryption)

Mã hóa bất đối xứng là phương pháp mã hóa sử dụng hai khóa riêng biệt nhưng có sự liên quan đến nhau đó là khóa công khai và khóa riêng tư. Cụ thể như sau:

  • Khóa công khai: Đây mã khóa được chia sẻ công khai và phân phối rộng rãi.
  • Khóa riêng tư: Đây là khóa được giữ riêng cho chủ sở hữu.

Mã hóa bất đối xứng mang lại nhiều ưu điểm trong việc mã hóa dữ liệu như bảo mật cao, chữ ký số và quản lý khóa dễ dàng. Hiện nay, các thuật toán mã hóa bất đối xứng có thuật toán phổ biến nhất là RSA, được sử dụng rộng rãi trong bảo mật web, chữ ký số và bảo mật Email.

Mã hóa một chiều

Mã hóa một chiều hay còn gọi là hàm băm (Hashing), đây được xem là kỹ thuật mã hóa không thể đảo ngược đực, tức bạn không thể giải mã dữ liệu từ mã tạo ra. Phương pháp mã hóa này giúp bảo vệ mật khẩu, xác thực dữ liệu và đảm bảo tính toàn vẹn của dữ liệu.

Lợi ích của việc mã hóa dữ liệu

Mã hóa dữ liệu có tầm quan trọng trong việc bảo mật thông tin và an toàn an ninh mạng, làm thiểu tình trạng bị đánh cắp thông tin để thực hiện các hành vi trái phép. Mã hóa dữ liệu đem lại một số lợi ích đáng kể đến như sau:

  • Bảo vệ thông tin dữ liệu: Việc mã hóa giúp bảo vệ thông tin dữ liệu của người dùng, bên cạnh đó giúp ngăn chặn sự xâm nhập trái phép từ kẻ tấn công, bảo vệ thông tin nhạy cảm trước các mối đe dọa mạng.
  • Đảm bảo tính toàn vẹn dữ liệu: Mã hóa không chỉ ngăn chặn các truy cập trái phép mà còn đảm bảo rằng dữ liệu không bị thay đổi trong quá trình truyền tải và lưu trữ.
  • Đảm bảo quyền riêng tư: Mã hóa dữ liệu giúp đảm bảo tính riêng tư của người dùng bằng cách bảo vệ các email, cuộc trò chuyện, hoạt động trực tuyến khỏi giám sát hay nghe lén.
  • Ngăn chặn truy cập trái phép: Mã hóa dữ liệu sẽ làm cho kẻ xấu không thể đọc được, ngăn chặn các truy cập trái phép và đảm bảo người được ủy quyền mới có thể đọc được dữ liệu. 

Ứng dụng của mã hóa trong đời sống

Ứng dụng của mã hóa trong đời sống

Hiện nay, trong thời đại công nghệ, mã hóa đang dần trở nên quan trọng khi mà mọi hoạt động đều được kết nối Internet và chia sẻ dữ liệu liệu tục. Dưới đây là một số ứng dụng của mã hóa:

  • Bảo vệ thông tin: Mã hóa dữ liệu giúp bảo vệ thông tin cá nhân người dùng trên nền tảng Internet được an toàn, tránh bị đánh cắp.
  • Tài chính: Mã hóa dữ liệu giúp đảm bảo tính an toàn cho các thông tin tài chính cho khách hàng như bảo mật, tên đăng nhập… trong các giao dịch trực tuyến.
  • Lưu trữ đám mây: Các dịch vụ lưu trữ đám mây hiện nay bảo vệ thông tin của người dùng trong việc lưu trữ, chia sẻ dữ liệu bằng việc mã hóa dữ liệu.
  • Thương mại điện tử: Phương pháp mã hóa giúp đảm bảo tính an toàn cho thông tin của khách hàng và các giao dịch trực tuyến. Tạo môi trường mua sắm tin cậy, an toàn.

Kết luận

Như vậy, việc mã hóa dữ liệu giúp bảo mật thông tin dữ liệu được an toàn, đảm bảo tính riêng tư, tránh bị đánh cắp hoặc truy cập trái phép từ kẻ tấn công. Vì vậy, mã hóa dữ liệu được áp dụng trong nhiều trường hợp khác nhau, đem lại tính bảo mật và riêng tư cho người dùng. Hy vọng với những thông tin hữu ích trên của Long Vân đã giúp bạn hiểu hơn về phương pháp mã hóa dữ liệu.

shape
shape