Những loại giấy phép mã nguồn mở phổ biến hiện nay

shape
shape

Những ai có tìm hiểu về thiết kế website chắc cũng sẽ nghe đến cụm từ “giấy phép mã nguồn mở”. Vậy giấy phép mã nguồn mở là gì? Những loại giấy phép mã nguồn mở phổ biến hiện nay gồm những loại nào? Mời bạn cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

Giấy phép mã nguồn mở được sử dụng phổ biến trong lĩnh vực thiết kế và quản lý website, thông thường giấy phép ngày sẽ được cấp miễn phí. Mời bạn cùng longvan.net tìm hiểu chi tiết về loại giấy phép này qua bài viết bên dưới nhé.

Giấy phép mã nguồn mở là gì? 

Giấy phép mã nguồn mở là một loại giấy phép cho phần mềm máy tính và các sản phẩm khác cho phép mã nguồn, bản thiết kế hoặc thiết kế được sử dụng, sửa đổi hoặc chia sẻ theo các điều khoản và điều kiện được xác định. 


Việc cấp giấy phép mã nguồn mở cho phép người dùng cuối cùng và các công ty thương mại có thể xem và sửa đổi, kế hoạch chi tiết hoặc thiết kế cho các nhu cầu tùy chỉnh hoặc khắc phục sự cố của riêng họ. Phần mềm được cấp phép nguồn mở hầu hết có sẵn miễn phí hoặc có trả phí tùy thuộc vào điều kiện sử dụng.

Các loại giấy phép mã nguồn mở phổ biến hiện nay

Giấy phép Apache license 2.0

apache-license-20

Apache License 2.0 được phát hành vào tháng 1 năm 2004 của Quỹ phần mềm Apache (Apache Software Foundation – ASF). Giấy phép này cho người dùng phần mềm nguồn mở, quyền tự do sử dụng phần mềm với bất kỳ mục đích nào, phân phối chỉnh sửa và phân sửa đổi theo các điều khoản của giấy phép mà không lo vấn đề bản quyền.


Các điều kiện của giấy phép Apache License 2.0:

- Apache License 2.0 cho phép người dùng tự do sử dụng phần mềm với bất kỳ mục đích nào, tự do phân phối, sửa đổi. 

- Giấy phép không yêu cầu bản sửa đổi của phần mềm phải được phân phối dưới cùng giấy phép với bản gốc và không yêu cầu bản sửa đổi phải được phân phối dưới dạng mã nguồn mở.

Giấy phép MIT License

mit-license

Giấy phép mã nguồn mở này được phát hành bởi Massachusetts Institute of Technology (MIT). Đây là một trong những giấy phép cho phép người dùng tự do nhất, nó có thể kết hợp với các mã nguồn khác và đảm bảo tương thích theo điều kiện của mọi loại giấy phép khác .


Với MIT License bạn có thể sử dụng , sao chép , sửa đổi , hợp nhất , xuất bản , phân phối và/hoặc bán các bản sao của phần mềm mà không vi phạm bản quyền. Chỉ cần tuân thủ điều kiện thông báo cho phép của phần mềm gốc sử dụng giấy phép MIT.

Mozilla Public License 2.0 (MPL)

mozilla-public-license-20-mpl

Mozilla Public License 2.0 (MPL) phát hành vào ngày 03-01-2012 bởi phần mềm tự do của Quỹ Mozilla. Giấy phép này là sự kết hợp giữa giữa giấy phép BSD có chỉnh sửa và giấy phép GNU. MPL cho phép người dùng hoạt động tự do và yêu cầu việc công bố mã nguồn của mọi thay đổi được đưa ra công chúng.

Giấy phép GNU General Public License (GPL)

gnu-general-public-license-gpl

Giấy phép GNU General Public License (GPL) là một loại giấy phép được phát hành vào năm 2007. Đây là một phiên bản sửa đổi của GPL, tuy nhiên giấy phép này thường hạn chế đối với các thư viện phần mềm. Nhưng điều này cho phép các chương trình không phải là Open source có thể truy cập hoặc liên kết tới các thư viện nguồn mở mà không phải công khai mã nguồn như giấy phép GPL.

BSD 3-Clause “New” or “Revised” license

bsd-3clause-new-or-revised-license

Giấy phép này được phát hành vào ngày 22 - 07 - 1999, đây có thể được xem là giấy phép phần mềm mã nguồn mở lâu nhất hiện nay. BSD 3-Clause “New” or “Revised” license là bản sửa đổi của giấy phép BSD cũ đã loại bỏ một số điều khoản mà người ta cho rằng phi thực tế.


Điều kiện để sử dụng giấy phép BSD 3-Clause “New” or “Revised” license:

- Người dùng muốn phân phối lại mã nguồn phải giữ lại thông báo bản quyền, danh sách các điều kiện và tuyên bố từ chối trách nhiệm.

- Đối với việc phân phối dưới dạng nhị phân cần phải sao chép thông báo bản quyền, danh sách các điều kiện và tuyên bố từ chối trách nhiệm trong tài liệu.

- Các tên người đóng góp không được sử dụng để quảng cáo cho bất kỳ phiên bản phái sinh nào mà không có được sự cho phép bằng văn bản.

BSD 2-Clause “Simplified” or “FreeBSD” license

bsd-2clause-simplified-or-freebsd-license

Giấy phép mã nguồn mở BSD 2-Clause “Simplified” or “FreeBSD” license được phát hành vào 04 - 1999. Đây cũng là một phiên bản giống như BSD 3-Clause “New” or “Revised” license. Tuy nhiên, tên của những người đóng góp trước đó không được sử dụng để quảng cáo cho bất kỳ phiên bản phái sinh nào mà không có được sự cho phép bằng văn bản của họ.

GNU Library or “Lesser” General Public License (LGPL)

gnu-library-or-lesser-general-public-license-lgpl

Cuối cùng đó chính là GNU Library or “Lesser” General Public License (LGPL), giấy phép mã nguồn mở này được phát hành vào ngày 29 - 06 - 2007. Đây là giấy phép cho phép người dùng phân phối phần mềm, sao chép, tính phí phân phối người dùng hoặc thay đổi phần mềm.


Trên đây là 7 loại giấy phép mã nguồn mở đang được sử dụng phổ biến hiện nay được nhiều người lựa chọn. Hy vọng qua bài chia sẻ của chúng tôi bạn có thể chọn được cho mình một mã nguồn mở phù hợp cho website của mình.


Khách hàng có nhu cầu đăng ký tên miền, thuêmáy chủ ảo vps với mức giá rẻ cạnh tranh trên thị trường có thể liên hệ đến Long Vân qua thông tin bên dưới nhé.


THÔNG TIN LIÊN HỆ

   + VP TPHCM: Tòa nhà Long Vân, 37/2/6 Đường 12, P. Bình An, Q.2, P. Bình An, Quận 2, Thành phố Hồ Chí Minh

   + VP Hà Nội: 2 Ngách 37/27, Dịch Vọng, Hoàn Kiếm, Hà Nội

   + Điện thoại: 028 7303 9168

   + Email: sale@longvan.net

 

   + Website:https://longvan.net

Bài viết liên quan

CÁCH TRUY CẬP MÁY TÍNH ẢO

Cloud Desktop (hay còn gọi là Remote Desktop) của Long Vân sẽ cung cấp cho khách hàng một máy tính cá nhân hoàn chỉnh, kết nối internet tốc độ cao 24/24, có thể truy cập mọi lúc mọi nơi. Dữ liệu khách hàng được bảo mật và back-up hàng ngày.

Điện thoại di động kết hợp đám mây

Những chiếc điện thoại thông minh đang trở thành thiết bị ưa thích của người dùng cho mọi mục đích từ công việc kinh doanh cho đến vui chơi giải trí hay thậm chí là chăm sóc sức khỏe con người.

MÁY CHỦ LÀ GÌ? SERVER LÀ GÌ?

Với tình hình phát triển nhanh chóng của công nghệ thông tin ngày nay, thì bất cứ một doanh nghiệp nào cũng cần một hệ thống thông tin chứ không chỉ đơn giản là dùng máy tính nữa. Để vận hành và quản lý hệ thống CNTT đó thì doanh nghiệp (hoặc cá nhân) cần phải có máy chủ (server). Nhưng không phải ai cũng hiểu khái niệm máy chủ, ngay cả những người đang sử dụng nó. Hôm nay Long Vân Solution sẽ giải thích khái niệm máy chủ/ Server một cách đơn giản và dễ hiểu nhất.

CÁC CÂU HỎI PHỔ BIẾN VỀ CLOUD SERVER

Cloud Server là máy chủ ảo được khởi tạo từ một hạ tầng ảo hoá có năng lực xử lý và bảo mật cao. Hạ tầng này gồm nhiều server vật lý liên kết với nhau, mỗi server (hoặc nhóm server) đóng một chức năng riêng biệt: tính toán, lưu trữ, tường lửa, cân bằng tải, dự phòng, sao lưu dữ liệu…

TÌM HIỂU UNMANAGED VPS LÀ GÌ?

Khi mua máy chủ hoặc thuê Server bạn thường nghe đến cụm từ như Unmanaged VPS/ Dedicated hoặc Managed VPS/Dedicated, tiếng Việt có thể hiểu là Tự quản trị máy chủ. Hoặc bạn có thể nghe Semi-Managed cũng là một thuật ngữ khác tương tự. Hôm nay Long Vân Solution xin giải thích với các bạn về thuật ngữ Unmanaged VPS/ Dedicated và Managed VPS.

shape
shape