IaaS, PaaS, SaaS là gì? So sánh IaaS, PaaS và SaaS
IaaS, PaaS, SaaS là mô hình điện toán đám mây khá phổ biến hiện nay, ở loại mô hình đều có những đặc điểm riêng biệt, phù hợp với các nhu cầu sử dụng khác nhau. Theo dõi bài viết sau đây của Long Vân để có thêm thông tin chi tiết về các mô hình điện toán này cũng như có thể so sánh IaaS, PaaS và SaaS.
Mục lục
IaaS, PaaS, SaaS là gì?
IaaS, PaaS, SaaS được xem là các dạng dịch vụ của điện toán đám mây hay còn được gọi là mô hình dịch vụ đám mây, tuy nhiên không hẳn IaaS, PaaS và SaaS là khác nhau, dưới đây thông tin chi tiết giải thích IaaS, PaaS, SaaS:
IaaS
IaaS (Cơ sở hạ tầng như dịch vụ) cung cấp cơ sở hạ tầng CNTT cơ bản, bao gồm máy chủ, mạng, lưu trữ và các tài nguyên khác qua Internet, cho phép người dùng có quyền truy cập vào theo yêu cầu cũng như quản lý và kiểm soát các tài nguyên mà không cần đầu tư hay duy trì phần cứng tại chỗ, được tác vụ trên đám mây.
PaaS
PaaS (Nền tảng dưới dạng dịch vụ) được phân phối trực tuyến thông qua máy chủ đám mây công cộng, riêng tư hoặc kết hợp. Đây là mô hình cung cấp nền tảng để phát triển, triển khai và vận hành ứng dụng hay phần mềm. Cho phép người dùng có quyền truy cập theo yêu cầu vào nền tảng điện toán toàn diện.
SaaS
SaaS (Phần mềm dưới dạng dịch vụ) là mô hình dịch vụ điện toán đám mây cung cấp các ứng dụng phần mềm thông qua Internet, điều này đồng nghĩa rằng khách hàng có thể dễ dàng truy cập và sử dụng ứng dụng, phần mềm thông qua trình duyệt web mà không cần cài đặt và quản lý phần mềm trên máy tính cá nhân.
So sánh IaaS, PaaS, SaaS
Dưới đây là bảng so sánh IaaS, PaaS và SaaS giúp bạn dễ dàng phân biệt điểm khác nhau giữa các mô hình dịch vụ điện toán đám mây.
Đặc điểm | IaaS | PaaS | SaaS |
Người dùng chính | Quản trị viên hệ thống hay nhà phát triển muốn toàn quyền kiểm soát và quản lý toàn bộ cơ sở hạ tầng | Nhà phát triển, triển khai ứng dụng cần môi trường để thực hiện | Thường là người dùng cuối, chỉ sử dụng phần mềm mà không cần cài đặt hay quản lý phần mềm |
Khả năng quản lý | Người dùng quản lý hạ tầng cơ sở, bao gồm máy chủ, dữ liệu, tài nguyên | Nhà cung cấp quản lý hạ tầng và nền tảng, người dùng chỉ sử dụng không gian để phát triển và triển khai ứng dụng | Nhà cung cấp quản lý toàn bộ hệ thống, người dùng chỉ cần sử dụng phần mềm, ứng dụng theo nhu cầu |
Tính kiểm soát | Người dùng quản lý ứng dụng, hệ điều hành, phần mềm trung gian và dữ liệu Nhà cung cấp sẽ quản lý ổ đĩa cứng, server, mạng, ảo hóa và lưu trữ | Người dùng quản lý và kiểm soát phần mềm, cấu hình ứng dụng nhưng không kiểm soát hay quản lý hạ tầng | Người dùng bị hạn chế trong việc kiểm soát và quản lý, chỉ có thể sử dụng các ứng dụng có sẵn |
Đánh giá ưu và nhược điểm của IaaS, PaaS, SaaS
Ở mỗi dạng mô hình dịch vụ điện toán đám mây như IaaS, PaaS và SaaS đều có những ưu và nhược điểm riêng biệt, dưới đây là thông tin đánh giá ưu và nhược điểm của những dạng này.
Đánh giá ưu điểm:
- IaaS: Đây là mô hình điện toán được đánh giá linh hoạt nhất và dễ triển khai, người dùng có quyền kiểm soát hạ tầng và có thể tăng giảm tài nguyên linh hoạt tùy theo nhu cầu sử dụng.
- PaaS: Mô hình này giúp nhà phát triển cũng như triển khai ứng dụng, phần mềm trở nên đơn giản hơn. Người dùng có thể mở rộng tài nguyên theo nhu cầu để sử dụng.
- SaaS: Người dùng có thể trực tiếp sử dụng ứng dụng hay phần mềm có sẵn, giúp tiết kiệm thời gian và nguồn lực để xây dựng và phát triển.
Đánh giá nhược điểm:
- IaaS: Đòi hỏi người dùng phải có kiến thức về kỹ thuật cao để có thể quản lý và duy trì hệ thống.
- PaaS: Khá phụ thuộc vào mức độ uy tín và tin cậy của nhà cung cấp cũng như khả năng hỗ trợ kỹ thuật của họ.
- SaaS: Bị hạn chế trong khả năng tùy chỉnh cũng như quản lý, kiểm soát.
Doanh nghiệp nên lựa chọn IaaS, PaaS hay SaaS?
Việc doanh nghiệp đưa ra lựa chọn giữa IaaS, PaaS hay SaaS còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau như mục đích sử dụng, mô hình kinh doanh, khả năng quản lý, kiến thức kỹ thuật… Vì vậy trước khi đưa ra quyết định cần nắm rõ thông tin cũng như so sánh IaaS, PaaS và SaaS để biết mô hình nào phù hợp nhất.
- IaaS thường phù hợp với những doanh nghiệp chạy nhiều ứng dụng có hiệu suất cao và phải quản lý toàn bộ hệ thống hay những doanh nghiệp đang trên đà phát triển nhanh, cần thường xuyên điều chỉnh tài nguyên máy tính để phù hợp với nhu cầu.
- Pass sẽ phù hợp cho các doanh nghiệp phát triển web, phần mềm hay ứng dụng cần có không gian để thực hiện.
- SaaS là mô hình khá phù hợp cho những doanh nghiệp nhỏ, không có quá nhiều thời gian hoặc tài nguyên để thực hiện phát triển và quản lý.
Kết luận
Như vậy, ở mỗi mô hình như IaaS, PaaS hay SaaS đều có những điểm riêng biệt và phù hợp với từng nhu cầu sử dụng khác nhau. Để có thể đưa ra quyết định lựa chọn mô hình nào, bạn nên tìm hiểu cũng như so sánh các mô hình với nhau để đưa ra quyết định phù hợp nhất.
Hiện nay, Long Vân là nhà cung cấp dịch vụ điện toán đám mây chất lượng và uy tín, được nhiều khách hàng tin tưởng sử dụng dịch vụ tại đây. Bạn có thể liên hệ đến chúng tôi thông qua hotline 18006070 để được tư vấn và hỗ trợ nhanh chóng. Hoặc bạn có thể truy cập vào website Long Vân để có thêm thông tin chi tiết về dịch vụ Điện toàn đám mây.