Subdomain là gì? Phân biệt giữa Domain và Subdomain
Subdomain hiện không còn là khái niệm quá xa lạ với các nhà quản trị web, đem lại nhiều lợi ích dành cho người dùng và tiết kiệm chi phí. Để hiểu hơn Subdomain là gì, theo dõi bài viết sau đây của Long Vân để có thêm thông tin chi tiết.
Mục lục
Subdomain là gì?
Subdomain hay còn được gọi là tên miền phụ của Website. Cho phép người dùng tạo ra địa chỉ web riêng biệt, Subdomain hoạt động độc lập như một website bình thường và có cùng một tên miền chính.
Cấu trúc của Subdomain thường có dạng như “subdomain.domain.com”, cụ thể:
- “Subdomain” là tên miền phụ.
- “Domain” là tên miền chính
- “.com” là tên miền cấp cao (Top-level domain - TLD)
Lợi ích khi sử dụng Subdomain
Subdomain hoạt động độc lập như một trang web và có cùng một tên miền chính nên về mặt SEO sẽ không bị ẩn hưởng bởi các backlinks từ tên miền chính. Bên cạnh đó việc sử dụng Subdomain đem lại nhiều lợi ích cho người dùng.
Quản lý nội dung dễ dàng
Subdomain giúp người dùng phân loại và tổ chức nội dung được rõ ràng, hiệu quả. Điều này đặc biệt giúp cho các website có nhiều sản phẩm, dịch vụ khác nhau có thể phân chia nội dung và điều hướng khách hàng nhanh chóng, mang lại hiệu quả trong các chiến dịch marketing và nâng cao trải nghiệm của người đọc.
Tối ưu SEO
Mỗi Subdomain hoạt động riêng biệt trên các công cụ tìm kiếm, điều này mang lại nhiều lợi ích cho SEO và sẽ không bị ảnh hưởng bởi các backlinks từ tên miền chính. Mỗi Subdomain có thể tối ưu hóa nội dung chính mà nó đang hướng đến, tạo liên kết nội bộ và giúp người xem dễ tìm kiếm. Từ đó giúp cải thiện thứ hạng tổng thể trên các công cụ tìm kiếm.
Tiết kiệm chi phí
Subdomain được tạo ra miễn phí khi người dùng đăng ký tên miền. Vì vậy, khi tận dụng Subdomain, bạn có thể tạo ra nhiều website khác nhau dưới dạng Subdomain tùy theo nhu cầu mục đích riêng của mình mà không phải mua thêm Domain mới, giúp tiết kiệm chi phí hoạt động trên nền tảng trực tuyến.
Khả năng mở rộng và tính linh hoạt
Bạn có thể tạo ra nhiều Subdomain mới khác nhau mà không ảnh hưởng đến tên miền chính, giúp nâng cao tính linh hoạt và khả năng mở rộng dịch vụ giúp phát triển website. Bên cạnh đó, các Subdomain có thể được quản lý độc lập, cho phép người có thể tự chủ trong việc quản lý.
Ưu và nhược điểm khi sử dụng Subdomain
Sử dụng Subdomain mang lại nhiều lợi ích cho người dùng, tuy nhiên tên miền phụ cũng có một số ưu và nhược điểm như sau:
Ưu điểm
Sau đây là một số ưu điểm của Subdomain:
- Sử dụng Subdomain giúp bạn dễ dàng phân chia site phù hợp từng đối tượng khách hàng, giúp nâng cao trải nghiệm của người dùng.
- Có thể phân chia và tổ chức nội dung được rõ ràng, hiệu quả và độc lập. Từ đó giúp thuận tiện hơn trong việc quản lý.
- Tiết kiệm chi phí đăng ký Domain mới khi muốn mở rộng dịch vụ hay sản phẩm, điều này đồng nghĩa rằng bạn có thể quảng cáo nhiều dịch vụ/sản phẩm với một tên miền chính và nhiều tên miền phụ khác nhau.
- Subdomain tạo ra không giản riêng biệt và hoạt động độc lập với nhau, cho phép bạn tự chủ trong việc quản lý.
- Hạn chế khả năng gặp sự cố bởi nếu Subdomain gặp vấn đề cũng sẽ không ảnh hưởng đến Domain chính của bạn.
Nhược điểm
Bên cạnh những lợi ích cũng như ưu điểm nổi trội thì tên miền phụ cũng có một số nhược điểm mà bạn cần phải quan tâm đến:
- Quản lý quá nhiều Subdomain có thể gây ra khó khăn và phức tạp, điều này đòi hỏi về sự đầu tư cho các công cụ quản lý và nhân lực.
- Sử dụng nhiều Subdomain tạo ra sự phân tán thương hiệu, điều này gây ra tình trạng khó đồng nhất và khả năng nhận diện thương hiệu không cao.
- Mặc dù Subdomain đem lại tích cực trong SEO, tuy nhiên nếu không được tối ưu đúng cách có thể gây nên ảnh hưởng tiêu cực đến Domain chính. Vì vậy, có càng nhiều Subdomain càng ảnh hưởng nhiều đến thứ hạng tìm kiếm nếu không được tối ưu hiệu quả.
Các lưu ý về Subdomain
Để tạo và sử dụng Subdomain được hiệu quả, bạn cần phải lưu ý một số điều sau:
- Subdomain là hoàn toàn miễn phí và người dùng có thể tạo không giới hạn số lượng tên miền phụ để sử dụng. Tuy nhiên, sử dụng lượng lớn tên miền phụ có thể ảnh hưởng đến hiệu suất của website.
- Subdomain sẽ luôn phải phụ thuộc vào Domain chính, điều này đồng nghĩa với việc tên miền phụ sẽ phải chịu ảnh hưởng từ bất kỳ sự thay đổi nào được áp dụng cho tên miền chính.
- Tên miền phụ có thể hoạt động độc lập hoàn toàn, vì vậy dù Subdomain gặp sự cố sẽ không ảnh hưởng đến Domain chính.
Phân biệt điểm khác nhau giữa Domain và Subdomain
Để phân biệt điểm khác nhau giữa Domain và Subdomain, bạn cần nắm rõ khái niệm về chúng, phần nào giúp bạn hiểu và phần biệt được tên miền chính và phụ cụ thể.
Domain | Subdomain |
Là tên miền chính và là địa chỉ duy nhất của một trang web hay một tài nguyên cụ thể trên Internet, nó được sử dụng để truy cập vào trang web từ máy khách. | Là tên miền phụ, đây là phần mở rộng của tên miền chính, nó có thể hoạt động độc lập như một tên miền chính. |
Kết luận
Subdomain có thể được hiệu một cách đơn giản rằng đây là tên miền phụ, cho phép tạo ra một địa chỉ web riêng biệt nhưng vẫn phụ thuộc vào Domain chính. Sử dụng Subdomain đem lại nhiều lợi ích cho người dùng như quản lý nội dung hiệu quả, tiết kiệm chi phí… Hy vọng với những thông tin hữu ích trên của chúng tôi đã giúp bạn hiểu hơn về Subdomain.
Hiện nay, bạn có thể liên hệ đến Long Vân thông qua hotline 18006070 hoặc truy cập vào website Long Vân để được tư vấn và hỗ trợ tạo Domain nhanh chóng, đáp ứng nhu cầu sử dụng riêng.