Với sự phát triển nhanh chóng của các dịch vụ từ lưu trữ văn phòng cũng như những tính toán thông dụng khác... cùng với sự bùng nổ của các ứng dụng, việc khai thác thế mạnh của điện toán đám mây ngày càng trở nên thông dụng và thiết yếu hơn trong các doanh nghiệp. Với xu hướng đó, chắc chắn các doanh nghiệp rồi cũng sẽ dần chuyển một phần hệ thống IT của mình lên “đám mây” vấn đề ở đây chỉ là thời gian. Vậy nguyên do gì doanh nghiệp phải làm như vậy? Họ sẽ được gì khi chuyển đổi từ hệ thống IT truyền thống sang Cloud Server?
Điện toán đám mây
Rõ ràng là chúng ta đang ở giữa một đợt chuyển mình của công nghệ với trào lưu di chuyển mọi thứ “lên mây” dựa vào công nghệ điện toán đám mây, từ máy tính để bàn đến thiết bị di động, từ những thứ hiện hữu sang những gì có thể được lập trình.
Các bài viết bạn nên tham khảo:
+ Tổng quát về điện toán đám mây lai
+ Xác định lại các “dịch vụ” trong đám mây lai
+ IBM cho ra mắt máy tính lượng tử đám mây đầu tiên trên thế giới
Lấy một ví dụ dễ hiểu để minh chưng cho điều này, những bước chuyển mình này cũng giống như một giai đoạn trong thời kì biến động của Trái đất. Một vụ nổ trong kỉ Cambri đã khiến cho một thời hưng thịnh của thế giới động vật tiền sử đột ngột bị hủy diệt, và rồi từ đó bắt đầu mầm mống tiến hóa của thế giới ngày nay. Thì công nghệ điện toán đám mây chính là điểm tựa để thế giới thực hiện bước chuyển mình trong lĩnh vực công nghệ trong tương lai.
Ứng dụng điện toán đám mây
Sự bùng nổ công nghệ mở ra với Web cũng theo một quỹ đạo như vậy. Quả bóng dot-com được bơm căng quá mức cuối cùng đã nổ tung, và từ đó Web 2.0 ra đời trong thế giới của JavaScript, HTML5, NoSQL, và API RESTful, làm nền tảng cho điện toán đám mây của ngày hôm nay và đám mây này sẽ là nền tảng cho ứng dụng khác trong tương lai sau. Hay nói cách khác, những gì còn lại sau vụ nổ công nghệ giúp đặt nền móng cho thế hệ mới của điện toán doanh nghiệp.
Xây dựng một thế giới mới trên công nghệ đám mây
Sự gia tăng của các thiết bị thông minh, như smartphone, tablet, thiết bị theo dõi sức khỏe… Các loại thiết bị cá nhân này có năng lực tính toán mạnh mẽ được dùng ngày càng phổ biến hơn, cho công việc và lẫn mục đích cá nhân. Chính vì vậy, việc tạo ra những ứng dụng có thể chạy trên bất cứ thiết bị nào là cần thiết và công nghệ đám mây chính là điểm đến của mục địch này.
Xem thêm: Virtual Private Networks
Điều người dùng mong đợi giờ đây là những ứng dụng tiện ích, thân thiện, dễ dàng tương tác và thời của các ứng dụng theo kiểu Windows đã qua rồi. Nếu không thể phát triển các ứng dụng đáp ứng được yêu cầu đó, người dùng sẽ sử dụng điện toán đám mây và các công cụ miễn phí để tạo ra các ứng dụng riêng cho chính mình.
Công nghệ điện toán đám mây
Những nhà phát triển ứng dụng đang có nhiều công cụ trong tầm tay để lựa chọn, từ các ngôn ngữ lập trình chức năng đến nguồn tài nguyên vô tận trong đám mây. Nhưng những công cụ này cần đạt đến phạm vi lớn người sử dụng, cũng như số lượng ngày càng tăng của các thiết bị. Sự phát triển của các công cụ theo dõi sự kiện và sàng lọc hàng petabyte dữ liệu sẽ giúp cung cấp thông tin phản hồi để xác định những gì đang hoạt động, và những gì cần làm. Hệ thống học máy (học tự động - learning system) ở quy mô đám mây sẽ là một thành phần thiết yếu để triển khai Internet of things (IoT), quản lí thông tin từ hàng ngàn nguồn và xác định chính xác những gì là quan trọng.