Hệ điều hành android ra đời như thế nào?

shape
shape

Lịch sử hình thành hệ điều hành Android như thế nào? có những ưu nhược điểm gì khi sử dụng? mọi câu hỏi sẽ được chia sẻ chi tiết đến bạn sau đây. Hãy cùng xem ngay nhé.


Có thể nói Android là hệ điều hành di động được sử dụng phổ biến nhất hiện nay trên thế giới. Mặc dù đã và đang sử dụng máy điện thoại sử dụng hệ điều hành này, nhưng liệu có bao giờ bạn thắc mắc hệ điều hành này là gì? Nó ra đời như thế nào? Vậy thì đừng bỏ lỡ những nội dung mà Long Vân sắp chia sẻ dưới đây nhé!

Hệ điều hành android là gì? Lịch sử hình thành

Android là hệ điều hành được thiết kế dành cho các thiết bị di động màn hình cảm ứng với mã nguồn mở và dựa trên nền tảng Linux.


Cha đẻ của Android là một kỹ sư công nghệ yêu thích robot tên Andy Rubin sáng chế ra. Trong những ngày đầu mới hình thành, hệ điều hành android chỉ được phát triển bởi một số ít các kỹ sư chuyên ngành. Họ nhanh chóng nhận ra rằng hệ điều hành này đã không còn phù hợp với thị trường máy ảnh kỹ thuật số nữa và đã chuyển sang điện thoại di động.

Hệ điều hành android là gì Lịch sử hình thành

Rubin đã đem dự án này giới thiệu với công ty Danger và từ những kinh nghiệm trong nhiều năm làm việc, nghiên cứu ông đã tạo ra một chiếc điện thoại mới với hệ thống bàn phím trượt cổ điển với tên gọi là T-Mobile Sidekick.


Nhưng chỉ sau khoảng một năm rưỡi hoạt động thì dự án Android này phải dừng hoạt động vì cạn kiệt chi phí. Rubin đã đề nghị với công ty SamSung về việc bán lại dự án nhưng lại bị từ chối. Nhưng vận may của ông vẫn chưa hết, minh chứng đó là sự kết hợp hoàn hảo của Android và Google vào năm 2005.


Với sự trợ giúp của Google, Android đã từng bước phát triển và đạt được những thành tựu như ngày hôm nay. Mặc dù Google không phải là nơi sinh ra hệ điều hành Android, nhưng nó là nơi khiến Android được tái sinh một lần nữa.

Chất lượng khi sử dụng hệ điều hành Android

Cho đến nay, Android đã trở thành nền tảng điện thoại thoại thông minh được sử dụng phổ biến nhất thế giới. Theo thống kê vào quý 3 năm 2012, Android đã chiếm khoảng 75% thị phần điện thoại thông minh trên thế giới, với 1,3 triệu lượt kích mỗi ngày và khoảng 500 triệu thiết bị được kích hoạt.


Đến tháng 10 năm 2012, số lượt tải ứng dụng Android từ Google Play khoảng 25 tỷ lượt và đã có khoảng 700.000 ứng dụng hoạt động trên Android. Hiện nay, con số này tuy đã giảm xuống vì chịu ảnh hưởng từ IOS của Apple và Windows Phone nhưng Android vẫn giữ vững ngôi đầu thị phần.

Ưu và nhược điểm của hệ điều hành Android

Bất cứ hệ điều hành nào cũng đều có những ưu và nhược điểm riêng và Android cũng vậy. Cụ thể:

Ưu điểm

+ Android có khả năng tùy biến cao vì đây là hệ điều hành có mã nguồn mở. Nó có thể tự chỉnh sửa mà không chịu sự can thiệp hoặc ngăn cấm từ Google.


+ Android rất đa dạng sản phẩm và nhiều hãng điện thoại. Rất nhiều thiết bị công nghệ lựa chọn Android để sử dụng cho thiết bị của họ.
 

+ Giá cả là một yếu tố khiến Android được ưa chuộng như vậy, với nhiều mức giá khác nhau từ bình dân đến cao cấp, chắc chắn sẽ giúp người dùng chọn lựa một phiên bản thích hợp.


+ Kho ứng dụng của Android trong Google Play Store vô cùng đồ sộ và phong phú.


+ Hệ điều hành Android rất dễ sử dụng và thân thiện với người dùng.


+ Đặc biệt với khả năng đa nhiệm, Android có thể chạy cùng một lúc với nhiều ứng dụng cao khác.

Ưu và nhược điểm của hệ điều hành Android

Nhược điểm

Tuy sở hữu nhiều ưu điểm nổi bật, Android cũng còn tồn tại một số nhược điểm cần khắc phục như:

+ Android dễ bị nhiễm virus và phần mềm độc hại. Nguyên nhân là vì do mã nguồn mở nên chúng không thể kiểm soát hết các phần mềm nào chất lượng hoặc vẫn được sử dụng lỗi bảo mật.

+ Android có quá nhiều kho ứng dụng khiến việc kiểm soát gặp nhiều khó khăn và khó tìm được ứng dụng thật sự tốt.


+ Android có sự phân mảnh rất lớn. Hiện trên thị trường vẫn có một số thiết bị Android chất lượng xuất sắc nhưng cũng có nhiều sản phẩm giá rẻ bình dân.


+ Không thể cập nhật Android tự động với tất cả thiết bị. Bạn nếu muốn trải nghiệm thường xuyên buộc phải mua thiết bị khi có một phiên bản mới sắp ra mắt.

Các phiên bản của Android hiện nay

Đến năm 2008, sau khi trải qua nhiều lần cập nhật và dần cải thiện, bổ sung thêm các tính năng mới, đồng thời sửa chữa các lỗi trong các phiên bản trước. Hiện nay, các phiên bản của Android gồm:

+ Cupcake Android 1.5


+ Dount Android 1.6


+ Eclair Android 2.0/2.1


+ Froyo Android 2.2.x


+ Gingerbread Android 2.3.x


+ Honeycomb Android 3.x


+ Ice Cream Sandwich Android 4.0.x


+ Jelly Bean Android 4.1.x


+ KitKat Android 4.4.x


+ Lollipop Android 5.0


+ Marshmallow Android 6.0 – 6.0.1


+ Nougat Android 7.0 – 7.1.2


+ Oreo Android 8.0 – 8.1

Mỗi một bản nâng cấp của Android sẽ được đặt tên theo thứ tự của bảng chữ cái hoặc theo tên của một ăn tráng miệng. Ví dụ như phiên bản Froyo Android 2.2.x là tiếp nối của phiên bản Eclair Android 2.0/2.1. Trong đó Android 8.0 là phiên bản mới nhất và hiện đại nhất của hệ điều hành mã nguồn mở này.


Các phiên bản của Android hiện nay

Trên đây là những chia sẻ của chúng tôi về lịch sử ra đời của hệ điều hành Android. Mong rằng bài viết đã giúp bạn hiểu rõ hơn quá trình hình thành cũng như các bước ngoặt phát triển của hệ điều hành này. Nói tóm lại, dù đã có nhiều hệ điều hành khác ra đời, nhưng cho đến bây giờ Android vẫn là hệ điều hành được nhiều người tin dùng nhất.


Mọi thông tin liên quan nếu bạn cần tư vấn thêm thì hãy liên hệ với Dịch vụ cho thuê máy chủ Long Vân sau đây nhé.


THÔNG TIN LIÊN HỆ


+ VP HCM: Tòa nhà Long Vân, 37/2/6 Đường 12, P. Bình An, Q. 2, TP. HCM
+ Tel: (028) 7303 9168
+ VP HN: Tòa nhà HLT, số 23, ngách 37/2, Phố Dịch Vọng, Cầu Giấy, Hà Nội
+ Tel: (024) 6282 0238

Tác giả: Le Nam

Bài viết liên quan

Danh mục

    Tags

    map
    shape