Phân biệt giữa Domain và Subdomain

shape
shape

Domain là thuật ngữ bạn thường nghe thấy khi nhắc đến tên miền của một website, vậy Subdomain có nghĩa là gì? Trong bài viết hôm nay, chúng tôi sẽ cùng bạn phân biệt giữa Domain và Subdomain có điểm gì khác nhau.

Việc phân biệt được Domain và Subdomain sẽ giúp bạn tìm được những ưu nhược điểm của website từ đó phát triển nó một cách tốt nhất. Hãy cùng xem hai thuật ngữ này có sự khác nhau và cách thức sử dụng như thế nào nhé.

Domain là gì?


tenmienlagi

Domain hay còn gọi là tên miền (địa chỉ trang web), thứ mà mọi người gõ vào thanh URL của trình duyệt để truy cập website của bạn. Nói một cách đơn giản, nếu website là một ngôi nhà thì tên miền là địa chỉ của nó.

Subdomain là gì?


subdomain

Subdomain hay còn gọi với cái tên khác là tên miền phụ của một trang web, nó được tách ra từ tên miền chính. Subdomain hoạt động riêng biệt như một trang web bình thường và có cùng tên miền chính, nên về mặt SEO, nó không hưởng bất kỳ backlinks nào từ domain chính. Ví dụ tên Domain chính là abc.com, Subdomain có thể là forums.abc.com.

Sự khác nhau giữa Domain và Subdomain


sukhacnhaugiuadomainvasubdomain

Về sự khác nhau giữa Domain và Subdomain phần lớn sẽ không quá rõ rệt bạn có thể hiểu như sau:

- Domain đóng vai trò như một địa chỉ IP của mỗi trang web vào các trình duyệt. Bạn không cần phải gõ một dãy số mà chỉ cần gõ trên Domain là được. Domain mang lại cho các trang web tên riêng của đẹp mắt, có thể dễ dàng ghi nhớ và sử dụng bởi tất cả mọi người.

 

- Còn Subdomain cũng giống vai như trên nhưng phải phụ thuộc vào tên của Domain chính. Bạn có thể tạo thêm tên miền phụ cho tên miền chính của bạn mà không yêu cầu bất kỳ khoản phí bổ sung nào và bạn thường có thể đặt chúng dễ dàng.

Một Domain chính có thể tạo bao nhiêu Subdomain?


motdomaincobaonhieusubdomain

Vì có thể đặt nó theo một cái tên tùy thích nên với một Domain chính bạn có thể tạo ra vô số các Subdomain, không giới hạn số lượng. Tuy nhiên, thực tế khi thành lập trang web dưới sự quản lý của Subdomain lại phụ thuộc vào các yếu tố sau:


- Thứ nhất: Cấu hình nơi website chính đăng ký máy chủ

- Thứ hai: Cấu hình máy chủ DNS của tên miền đang lưu trữ và giải băng thông mà nhà cung cấp máy chủ chứa DNS hiện tại.

- Thứ ba: Khả năng tương thích SEO, đây là vấn đề quan trọng nhất khiến các nhà quản trị giới hạn số Subdomain vì khi tạo càng nhiều tên miền phụ thì khả năng tương thích SEO càng giảm xuống → Ảnh hưởng đến website chính.

Mục đích của việc sử dụng Subdomain là gì?

Tạo một website riêng dành cho một nhóm đối tượng nhất định

Một số doanh nghiệp sử dụng Subdomain để dành riêng cho một nhóm đối tượng khách hàng của họ với các ngôn ngữ và content phù hợp. Chẳng hạn như công ty bạn muốn tạo ra một số website riêng cung cấp dịch dịch thuật tại Hà Nội, một website riêng cung cấp dịch vụ tại Thành phố HCM vì chúng có quá nhiều tỉnh thành trên một website, khiến khách hàng có lòng có thể xem hết.

Chia blog hoặc trang thương mại điện tử tách khỏi website chính


mucdichsubdomain

Đối với những công ty hoạt động đa lĩnh vực ngành nghề cũng thường hay sử dụng Subdomain cho việc này này. Chẳng hạn công ty bạn kinh doanh nhiều mặt hàng như điện thoại, đồng hồ, dụng cụ thể thao, điện máy, đồ trẻ em,. Bạn muốn phát triển kênh blog cho từng nhóm sản phẩm nhưng lại rất khó để phân chia chúng chỉ trong một module. Vì thế có thể tách riêng chúng ra một website khác sử dụng Subdomain.

Tiết kiệm chi phí

Vì đây là một công cụ miễn phí nên có thể tạo ra nhiều website mới dưới dạng subdomain mà không cần phải đăng ký tên miền cho chúng. Việc này cũng đem lại một hiệu quả tương đối cao và hơn nữa bạn có thể sử dụng trực tiếp các thiết kế của trang web domain chính mà không cần bỏ ra chi phí để thiết kế website. 

Khi nào nên sử dụng Subdomain?


khinaonensudungsubdomain

Vậy thì khi nào công ty bạn nên sử dụng Subdomain cùng với Domain chính? Dưới đây là một số những lý do mà chúng tôi khuyên bạn nên dùng Subdomain nhé:


- Doanh nghiệp ra mắt một sản phẩm/dịch vụ mới: Việc tạo Subdomain sẽ dành cho nhóm đối tượng khách hàng không giống như khách hàng của website chính với nội dung hoàn toàn độc lập.

- Hỗ trợ quảng bá, xây dựng thương hiệu: Doanh nghiệp đang muốn xây dựng thương hiệu đến với nhiều khách hàng. Dưới sự hỗ trợ của subdomain vừa giúp doanh nghiệp tiếp cận khách hàng nhanh chóng hơn, vừa đưa ra các chiến dịch quảng cáo hiệu quả.


Long Vân vừa chia sẻ đến bạn cách phân biệt giữa Domain và Subdomain một cách rõ ràng nhất. Tùy vào mỗi mục tiêu của doanh nghiệp mà chúng ta đưa ra quyết định có nên sử dụng Subdomain cùng với Domain chính hay không. Nếu cần cung cấp tên miền giá rẻ, uy tín khách hàng có thể liên hệ chúng tôi qua thông tin bên dưới nhé.


THÔNG TIN LIÊN HỆ

  + VP TPHCM: Tòa nhà Long Vân, 37/2/6 Đường 12, P. Bình An, Q.2, P. Bình An, Quận 2, Thành phố Hồ Chí Minh

   + VP Hà Nội: 2 Ngách 37/27, Dịch Vọng, Hoàn Kiếm, Hà Nội

   + Điện thoại: 028 7303 9168

   + Email: sale@longvan.net

 

   + Website:https://longvan.net

Bài viết liên quan

Danh mục

    Tags

    map
    shape