Trong bài viết này, Long Vân sẽ giải đáp đến bạn về câu hỏi Mô hình Osi là gì? và những thông tin liên quan để bạn tham khảo qua, hãy cùng xem ngay nhé.
Osi là một trong những mô hình sử dụng hình thức kết nối các hệ thống mở OSI căn bản về những tiến trình truyền thông và thiết lập các tiêu chuẩn kiến trúc mạng ở định dạng quốc tế. Đồng thời còn được xem như là một cơ sở chung để nhiều hệ thống liên kết lại với nhau.
Mô hình OSI này được triển khai tổ chức những giao thức truyền thông liên quan đến tận 7 tầng và mỗi tầng đều có chức năng riêng biệt hỗ trợ lẫn nhau. Tất cả đều đảm bảo cho việc hoạt động các giao thức truyền thông một cách đảm bảo nhất.
Khái niệm về tầng hệ thống mở trong mô hình OSI
Nếu bạn chưa nắm bắt rõ phần này thì hãy tham khảo qua một số thông tin cần thiết sau đây nhé.
Các bài viết bạn nên tham khảo:
+ Khái niệm phần mềm Oracle là gì?
+ Khái niệm mạng diện rộng là gì?
- Mô hình OSI: Bao gồm 7 tầng, có khả năng kết nối với nhiều hệ thống khác nhau và đáp ứng được sự tương thích với chuẩn OSI đề ra.
- Quá trình triển khai hoạt động các ứng dụng thường được thực hiện trong các hệ thống mở và duy trì đảm bảo sự hoạt động này tốt nhất.
- Thiết lập các kênh logic để phục vụ cho việc trao đổi thông tin giữa các thực tế với nhau.
Những giao thức cụ thể của mô hình OSI
Khi triển khai mô hình OSI thì sẽ có hai giao thức chủ yếu thường xuyên được sử dụng đó là:
+ Giao thức liên kết: Thực hiện nhiệm vụ thiết lập một liên kết logic giữa các thực thể đồng tầng của cả hai hệ thống. Cả hai giao thức này đều sẽ thống nhất về những tham số mà mình sẽ sử dụng khi truyền tải dữ liệu, hoặc các vấn đề liên quan mà cả hai đang phụ trách.
Xem thêm:Các dịch vụ điện toán đám mây
+ Giao thức không liên kết: Giao thức này hoạt động theo dạng độc lập trên nhiều tuyến khác nhau và chỉ có hai giai đoạn duy nhất có thể truyền tải dữ liệu.
Những vai trò và chức năng chủ yếu của các tầng mô hình OSI
Vai trò và chức năng chủ yếu của các tầng mô hình này được thể hiện chủ yếu như:
1. Tầng ứng dụng: Có nhiệm vụ xác định giao diện giữa người dùng và môi trường OSI. Điều này sẽ bao gồm nhiều giao thức ứng dụng cao cấp để người dùng truy cập vào môi trường mạng và cung cấp những dịch vụ phân tán.
2. Tầng trình bày: Tầng này có nhiệm vụ giải quyết các vấn đề liên quan đến những cú pháp và ngữ nghĩa của thông tin được truyền đạt nhằm mục đích xác định đúng đối tượng người dùng sử dụng hệ thống.
3. Tầng phiên: Chuyên phụ trách các vấn đề thiết lập, duy trì và đồng bộ các thực thể lại với nhau.
4. Tầng vận chuyển: Đây là tầng được đánh giá cao nhất có sự liên quan giữa việc trao đổi dữ liệu giữa các hệ thống mở.
5. Tầng mạng: Chức năng chủ yếu của tầng này đó là chọn đường đi cho các gói tin nguồn chuyển đến đích trên cùng một trang mạng hoặc khác mạng nhau.
6. Tầng liên kết dữ liệu: Thiết lập các phần liên kết, duy trì và hủy bỏ những phần liên kết dữ liệu.
7. Tầng vật lý: Đây được xem là tầng thấp nhất trong mô hình OSI và nhiệm vụ chính của tầng này đó là xác định các chức năng, thủ tục về điện, cơ, quang để kích hoạt sao cho đảm bảo hiệu quả nhất.
Tất cả những thông tin được kể đến sẽ giải đáp được một cách trọn vẹn câu hỏi mô hình Osi là gì? và các điểm nổi bật, cấu trúc của mô hình này mà bạn có thể tham khảo qua. Nếu có thắc mắc nào có cần được giải đáp thì hãy liên hệ ngay với Long Vân để được tư vấn về dịch vụ máy chủ.
CÔNG TY CỔ PHẦN GIẢI PHÁP HỆ THỐNG LONG VÂN
VP HCM: Tòa nhà Long Vân, 37/2/6 Đường 12, P. Bình An, Q. 2, TP. HCM
VP HN: Tòa nhà HLT, số 23, ngách 37/2, Phố Dịch Vọng, Cầu Giấy, Hà Nội
Tel: (028) 7303 9168
Tel: (024) 6282 0238
Biên tập bởi: Le Nam