Trong trường hợp bạn muốn có thêm một website mới hỗ trợ cho việc kinh doanh mà không mất nhiều thời gian hoặc một đồng chi phí nào. Subdomain sẽ giúp bạn làm được điều đó, vậy subdomain là gì?
Chắc hẳn bạn đã biết subdomain với định nghĩa là tên miền phụ? Bài viết này Long Vân sẽ giúp bạn biết được những lợi ích to lớn từ loại tên miền này và cách xây dựng nó bằng Cloud Hosting.
Sự cần thiết của subdomain
Xây dựng một website là một quy trình với vô vàn công việc cần phải làm. Việc tạo nên một tên miền phụ sẽ giúp bạn giảm thiểu đi số lượng công việc và thời gian cần thiết.
Khi mà nhiều người nghĩ một subdomain là không cần thiết, thì nhiều nhà kinh doanh internet đã tận dụng được nhiều ưu thế từ việc sở hữu một tên miền phụ này. Sau đây là những lợi ích cụ thể và rõ ràng mà bạn có thể có được khi sở hữu một subdomain.
Hỗ trợ về mặt nội dung
Thông thường những website thương mại điện tử sẽ tập trung những sản phẩm hay nội dung chính tại đây. Với đặc thù là website mua bán, đa phần chúng ta hoặc người dùng sẽ tập trung vào những điểm tính năng chính và nút kêu gọi hành động.
Trong nhiều trường hợp, người dùng sẽ muốn tìm kiếm nhiều nguồn thông tin hơn, các nội dung liên quan ảnh hưởng đến việc mua sản phẩm. Subdomain ra đời một phần nhằm để giải quyết nội dung cụ thể bổ sung cho trang chính của bạn
Các bài viết bạn nên tham khảo:
+ Cloud Hosting là gì? Dịch vụ Cloud Hosting chuyên nghiệp tại Việt Nam
+ Hướng dẫn cách chọn mua Hosting tốt nhất cho website Wordpress
+ C sharp là gì? Những điều cần biết về C Sharp
Ví dụ: Nếu trang web chính của bạn thương mại về việc bán đồ chơi điện tử, thì bạn có thể xem xét thêm một tên miền phụ về việc so sánh các loại game, các thiết bị điện tử. Tên miền phụ này có thể được tạo ra như một blog nói về các trò chơi, các mô hình hoặc cách chơi game, các kỹ năng sử dụng thiết bị,... Khi người dùng tìm kiếm các thông tin này sẽ dẫn đến website chính của họ, giúp bạn có được các khách hàng tiềm năng quan tâm đến sản phẩm của bạn và gia tăng tỷ lệ chuyển đổi.
Lợi ích về mặt ngân sách
Ta hãy lấy ví dụ về việc kinh doanh cà chua, bạn đang sở hữu một website cà chua trực tuyến đang hoạt động và bạn muốn mở rộng cung cấp thêm sản phẩm liên quan. Bạn muốn thêm nước sốt cà chua và salad vào việc kinh doanh của mình trong khi vẫn giữ trang web chính của bạn tập trung vào cà chua sống.
Để duy trì và tiết kiệm ngân sách một cách tối ưu, việc tạo một tên miền phụ bổ sung để chia sẻ các sản phẩm mới của bạn giải quyết cả hai vấn đề. Không chỉ miễn phí khi tạo một tên miền phụ khác, mà bạn còn không đi chệch khỏi việc kinh doanh chính trên tên miền gốc của bạn. Về cơ bản, bạn nhận được nhiều tên miền với giá của một.
Tối ưu hoá công cụ tìm kiếm
Subdomain sẽ giúp bạn cải thiện thứ hạng tìm kiếm và tăng lượng truy cập đáng kể. Máy tìm kiếm sẽ công nhận tên miền phụ của bạn không hề liên quan đến địa chỉ tên miền gốc.
Bạn có thể tạo một tên miền phụ để đạt những nguồn truy cập mới và có thể dẫn đến trang web chính của bạn. Điều đó đồng nghĩa với việc bạn sẽ có hai trang web hỗ trợ với nhau trong việc kinh doanh loại sản phẩm chính.
Xem thêm:World wide web là gì? Những điều cần biết về World Wide Web
Việc sở hữu một tên miền khác có thể giúp bạn gia tăng số lượng backlink trỏ về tên miền chính. Khi bạn viết những chủ đề về công thức và tin tức liên quan đến sản phẩm kinh doanh, bạn có thể liên kết trỏ về những trang web chính của bạn.
Tóm lại việc này sẽ làm cho tên miền gốc của bạn nhận được sự tin cây hơn từ phía quan điểm của máy tìm kiếm, từ đó giúp cải thiện được thứ hạng trong SEO.
Ngoài ra, subdomain sẽ cho phép bạn sử dụng nhiều từ khoá tập trung khác vào trong ngành của bạn mà không ảnh hưởng đến lượng truy cập của trang web chính. Việc này sẽ giúp bạn giảm tránh đi việc nhồi nhét nhiều từ khoá, điều mà có thể ảnh hưởng đến thứ hạng của website.
Mở rộng thương hiệu
Bạn có thể chứng minh chuyên môn của mình trong lĩnh vực với các tên miền phụ. Khi mọi người vào trang web cà chua của bạn, họ sẽ gặp chuyên gia về cà chua, từ công thức nấu ăn đến các sản phẩm cà chua bổ sung.
Có một tên miền phụ sẽ xây dựng uy tín cho thương hiệu của bạn. Việc sở hữu nhiều trang web trong một lĩnh vực sẽ giúp bạn nhận được sự tin tưởng của các khách hàng.
Tiếp cận và mở rộng đối tượng mục tiêu (Niche)
Với các tên miền phụ, bạn có cơ hội tiếp cận đối tượng thích hợp mà bạn mong muốn đến với trang web chính của mình. Bạn có thể tạo nhiều tên miền phụ để nhắm mục tiêu các đối tượng khác nhau.
Ví dụ: nếu bạn muốn tiếp cận các đầu bếp cho trang web cà chua của mình, bạn có thể có một tên miền phụ với nội dung liên quan đến các đầu bếp chuyên nghiệp. Hoặc, bạn có thể có một tên miền phụ khác dành riêng cho những người thích nấu ăn thông thường.
Tóm lại, nhiều tên miền phụ với các chủ đề cụ thể khác với trang web chính của bạn sẽ giúp bạn tiếp cận đối tượng lớn hơn so với khi trang web của bạn hoạt động một mình.
Tạo subdomain trên DirectAdmin nhanh chóng
Bước 1: Trong menu quản trị DirectAdmin, trong hạng mục “Your Account”, click vào phần “Subdomain Management”
Bước 2: Có thể một hosting của bạn sẽ chứa rất nhiều domain, vì vậy hãy chọn ra tên domain chính cho việc thiết lập tên miền phụ của bạn.
Bước 3: Create subdomain
Lưu ý: Lưu ý: subdomain mà bạn vừa tạo ra sẽ nằm trong thư mục public_html. Việc cần làm sau đó là hãy trỏ sub domain này về IP của hosting.
Hy vọng qua bài viết này bạn đã có cái nhìn tổng quan hơn về khái niệm subdomain là gì và bạn có thể áp dụng cách làm trên của Long Vân để tạo một cách nhanh chóng. Ngoài ra, để cho việc quản lý hệ thống lưu trữ dữ liệu của bạn trở nên dễ dàng và an toàn hơn bạn có thể tìm hiểu về các hình thức dịch vụ Dedicated Server tại Long Vân.
- THÔNG TIN LIÊN HỆ:
+ VP HCM: Tòa nhà Long Vân, 37/2/6 Đường 12, P. Bình An, Q. 2, TP. HCM
+ Tel: (028) 7303 9168
+ VP HN: Tòa nhà HLT, số 23, ngách 37/2, Phố Dịch Vọng, Cầu Giấy, Hà Nội
+ Tel: (024) 6282 0238
+ Email: Sale@longvan.net
Biên tập: Nguyên Thoại